Về miền Tây chiêm ngưỡng dừa “ba nhất”
Về miền Tây chiêm ngưỡng dừa “ba nhất”
Nếu như một trái dừa thường chỉ có giá 10-12 ngàn đồng thì giống dừa này có giá thuộc hàng “cao ngất ngưởng”: 200-250 ngàn đồng/trái, nghĩa là gấp khoảng 20-25 lần. Chính cái sự “đắt đỏ” có vẻ... vô lý đó khiến nhiều người quyết tìm ăn bằng được, để rồi sau đó phần lớn đều rút ra kết luật: “Kể ra cũng đáng đồng tiền bát gạo”.
Dừa “ba nhất”
Tôi còn nhớ cách đây vài năm, ở Hà Nội có rộ lên chuyện thịt bò Kobe và rằng một bát phở có thịt bò Kobe này có giá lên tới 850 ngàn đồng, nghĩa là gấp khoảng 40 lần so với một bát phở bò thường.
Nghe đâu, ở xứ sở Mặt Trời Mọc (Nhật Bản), loại bò này được nuôi dưỡng theo một quy trình đặc biệt. Nào là chúng được ăn toàn những thứ bổ dưỡng và “sạch sẽ, an toàn tuyệt đối” như lúa non, cỏ tươi, đồ uống là nước được chiết xuất rất tinh khiết, thậm chí cả bia tươi.
Bò được... mát-xa hàng ngày, thậm chí được cho nghe nhạc giao hưởng của Mozart, Beethoven... để thư giãn. Và thịt của con bò “đặc biệt” ấy khiến nhiều người quyết tâm thưởng thức, ít ra cũng là để “ăn một lần cho biết”.
Và tôi cũng thử đặt câu hỏi với loại dừa “đắt xắt ra miếng” kia xem vì sao chúng lại được chào bán với cái giá “trên trời” như thế. Để có câu trả lời, tôi đã tìm đến xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh - nơi được xem là “thủ phủ” của giống dừa đặc biệt này.
Ông Chủ tịch xã bấm số gọi điện thoại cho cả Chủ nhiệm lẫn Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã dừa nhưng các ông đều đi vắng. May mắn là tình cờ tôi lại gặp được ông Lê Văn Bé. Ông Bé là Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Trà Vinh, cũng là người có nhiều năm gắn bó và trăn trở với cây dừa sáp Hòa Tân.
Qua trao đổi với ông Bé, tôi đã tự tìm ra cho mình câu trả lời về lý do khiến trái dừa sáp ở đây được tôn xưng là “vua dừa” bởi cả ba tiêu chí độc-lạ-đắt, nó đều đứng ngôi đầu bảng.
Đắt nhất thì như đã trình bày ở trên: Một trái dừa loại bình thường chỉ có giá 10-12 ngàn đồng là “căng”, vậy nhưng dừa sáp thì phải 200-250 ngàn đồng/trái mà nhiều khi có tiền cũng không còn dừa sáp để mua.
Độc nhất. Bởi khắp cõi Việt Nam này chỉ độc xứ Cầu Kè, mà chủ yếu là ở xã Hòa Tân, mới có thứ dừa độc đáo này. Theo các tài liệu nghiên cứu thì trên thế giới cũng chỉ có thêm “vỏn vẹn” một quốc gia nữa có giống dừa này, đó là Philippine.
Dừa thì ở nhiều nơi có, ở Bến Tre có những cánh rừng dừa hàng vạn cây nhưng đáng tiếc lại không nơi nào xuất hiện loại dừa này. Cũng không ít lần người ta mang giống cây dừa sáp đi địa phương khác trồng nhưng oái ăm là khi kết trái, cây lại cho ra... trái dừa thường. Càng khó hiểu hơn khi đất ở đây cũng là đất phù sa châu thổ, khí hậu cũng hai mùa nắng - mưa như bao vùng đất khác.
Điều lạ nhất và cũng là điểm dị biệt nhất của trái dừa sáp Cầu Kè chính là ở chỗ dừa có phần cùi rất dày. Cụ thể, ngoài lớp cơm dừa giống như dừa bình thường, giống dừa đặc biệt này còn có một lớp “sáp” chính là lớp cơm dừa dày ra “hút” lấy nước dừa tạo thành sáp xôm xốp, deo dẻo.
Có những quả dừa sáp khi bổ ra, lớp cơm trắng ngần chiếm hết lõi quả dừa, chỉ còn sót lại một ít nước sền sệt trong vắt béo ngậy và thơm đặc trưng. Đây cũng chính là phần ngon nhất, là nguyên nhân làm nên sự “trân quý” của giống dừa này.
Chính lớp cơm dày bên trong trái dừa đã làm nên tên gọi: Dừa sáp. Các tên gọi dừa đặc ruột, dừa kem cũng từ đặc điểm này mà ra. Còn người Philippine thì gọi là “Makapuno”. “Maka” có nghĩa là “hầu như” và “puno” có nghĩa là “đầy”, do đó “Makapuno” có nghĩa là “hầu như đầy”, cũng để chỉ hiện tượng hầu như không có nước của loại dừa này.
Sự dị thường không chỉ dừng lại ở đó bởi nếu chỉ nhìn bề ngoài thì cho đến nay người ta vẫn không có cách nào phân biệt được cây dừa sáp với cây dừa thường. Lá, thân, tàu lá, màu sắc, kích thước quả của hai loại là hoàn toàn giống nhau.
“Cách duy nhất để phân biệt quả dừa sáp và quả dừa thường là lắc quả khi dừa chín. Nhưng cũng chỉ có thể dùng cách này để áp dụng với trái dừa đã lớn hơn 10 tháng tuổi, còn trước đó thì có lắc cũng “bó tay”. Theo kinh nghiệm thì trái dừa sáp khi lắc sẽ nghe tiếng đục và nặng, trong khi ở quả bình thường khi lắc nghe âm thanh róc rách và trong của nước”, ông Sáu Tính, một nông dân trồng dừa sáp ở ấp Chông Nô 1, xã Hòa Tân cho biết.
Trên cây dừa sáp chỉ có những trái không có sáp mới có khả năng tạo phôi, tạo mộng, mọc mầm để làm cây giống, còn những trái có sáp thì không thể để nhân giống. Hơn nữa do thụ phấn chéo cho nên thế hệ cây con rất khó xác định về tình trạng và chất lượng trái.
“Một buồng dừa sáp 10 trái cũng chỉ có tối đa 4 trái tạo sáp, còn lại là không. Cây dừa sáp cũng chỉ cho quả sáp khi được thụ phấn của chính dừa sáp. Khó như vậy nên không ít lần nông dân ở đây dở khóc dở cười vì bị khách hàng mua giống dừa đến phàn nàn đòi trả lại tiền”, ông Sáu kể.
Ở trên đời cơ hồ cái gì càng hiếm thì càng quý mà càng quý thì càng đắt nên cũng dễ hiểu vì sao dừa sáp lại có giá thành trên thị trường cao như vậy.
Có lúc cho không ai lấy
Bây giờ ở Hòa Tân gia đình nào có độ 50 chục gốc dừa sáp là đã có thể làm giàu. Trung bình dừa sáp sinh trưởng đến năm thứ 7 sẽ cho trái ổn định, với giá hiện tại cho thu nhập khoảng 2,5-3 triệu đồng/cây/năm. Thêm nữa, kể từ khi lên “ngôi vương”, giá của dừa sáp cũng chỉ có tăng chứ chưa hề có giảm.
Có người còn ước tính, hai trái dừa ngang nửa tạ thóc. Trị giá như vậy nên từng có thời gian các nhà vườn phải đau đầu đối phó khi dân “hai ngón” chuyển sang hành nghề trộm dừa sáp. “Nhưng để có được vị trí như ngày hôm nay, ít người biết rằng đã có thời trái dừa sáp chỉ là thứ đồ ăn chơi, rẻ như bèo cho không ai lấy”, ông Bé cho hay.
Trong trí nhớ của các lão niên ở Hòa Tân thì trái dừa sáp cũng chỉ có mặt ở đất Cầu Kè chừng 50-60 năm trở lại đây. Tương truyền vào năm 1942, sư cả chùa Botum Sacao (còn gọi là chùa Chợ ở thị trấn Cầu Kè) sang thăm Battambang (Campuchia). Tại đây, ông đã được thưởng thức thứ nước giải khát lạ lùng, ngon lạ thường này. Thế nên vị sư mua một cặp cây giống đem về trồng rồi nhân giống ra khắp vùng.
“Hai cây dừa sáp tổ đó đều đã bị nhà chùa đốn rồi nên không còn đến bây giờ”, ông chủ tịch hội làm vườn tiếc rẻ khi kể về nguồn gốc cây dừa sáp.
Điều lạ lùng là cho đến bây giờ ở Battambang lại không có loại dừa này. Thế nên theo nhiều người thì hai cây giống đó chỉ là “cái phôi” ban đầu còn chính điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết ở xứ Cầu Kè đã tạo ra giống dừa đặc hữu.
Nhưng tựa như một nàng công chúa ngủ trong rừng, suốt từ đó cho đến gần những năm 2000, dừa sáp vẫn chỉ là một thứ quả bình thường. Thậm chí người dân địa phương, nhất là người làm nghề sấy cơm dừa “coi dừa sáp rẻ rúng như... đồ ăn hại”.
Bởi, người ta chẳng thể đem phơi hay sấy khô cơm dừa sáp như các loại dừa bình thường khác. Các thương lái thì phải cực nhọc lựa từng trái, vứt những trái dừa sáp ra ngoài nếu không muốn mất tiền công cốc. Phải mất mấy chục năm cơ hàn, dừa sáp mới trở thành thứ đặc sản quý hiếm như hiện nay.
“Ngày đó, nhà nào có nhiều dừa sáp thì coi như thất bại. Người ta còn đi đốn bỏ ấy chứ”, ông Sáu Tính nhớ lại.
Chị Châu Thị Mai, chủ một điểm bán dừa sáp ở chợ thị trấn Cầu Kè chia sẻ rằng, muốn thưởng thức hết cái ngon, sự tinh túy của dừa sáp cũng phải biết cách. Trước hết, người ta bổ đôi trái dừa, cho thứ nước dừa đặc quánh còn sót lại vào máy xay sinh tố, rồi lấy muỗm nạo cơm dừa cho vào cùng với ít đường, sữa đặc, nước đá bào.
Giữa ngày hè oi ả nóng bức mà được uống một ngụm dừa sáp thì sẽ cảm thấy đầu óc sảng khoái, tỉnh táo lạ thường. Cũng có người cho thêm vào đó chút cà phê hay ca cao nhưng theo những cái lưỡi tinh tế thì làm như thế sẽ mất đi vị béo ngậy lẫn hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được của dừa sáp.
Ông Lê Văn Bé cho biết, hiện nay toàn huyện Cầu Kè có 23.600 cây dừa sáp. Trong đó, số lượng cây cho trái ổn định từ 7 năm trở lên là 7.200 cây. Dừa sáp tập trung chủ yếu ở xã Hòa Tân chiếm khoảng trên 50% mà nhiều nhất là ở ba ấp Chông Nô I, II, III. Ngoài ra còn có ở thị trấn Cầu Kè, xã Hòa Ân và xã Châu Điền.
Trong thời gian qua, chính quyền các cấp ở huyện Cầu Kè và tỉnh Trà Vinh cũng đã có nhiều chương trình, dự án để quy hoạch Cầu Kè thành vùng trọng điểm dừa sáp. Mới đây dừa sáp cũng được công nhận là một trong 50 trái cây đặc sản nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Thế nhưng con đường cho sự phát triển bền vững của trái dừa sáp còn đòi hỏi sự quyết tâm nhiều hơn nữa của các cấp và người dân địa phương.
Hoàng Giang
Quý vị có nhu cầu mua dừa sáp giá rẻ, xin liên hệ với chúng tôi để đươc thưởng thức món ăn trứ danh này, chúng tôi bán dừa sáp giá rẻ trên toàn quốc, giá ưu đãi đặc biệt tai dừa sáp giá rẻ tphcm và dừa sáp giá rẻ Hà Nội
Nếu như một trái dừa thường chỉ có giá 10-12 ngàn đồng thì giống dừa này có giá thuộc hàng “cao ngất ngưởng”: 200-250 ngàn đồng/trái, nghĩa là gấp khoảng 20-25 lần. Chính cái sự “đắt đỏ” có vẻ... vô lý đó khiến nhiều người quyết tìm ăn bằng được, để rồi sau đó phần lớn đều rút ra kết luật: “Kể ra cũng đáng đồng tiền bát gạo”.
Cận cảnh dừa sáp
Dừa “ba nhất”
Tôi còn nhớ cách đây vài năm, ở Hà Nội có rộ lên chuyện thịt bò Kobe và rằng một bát phở có thịt bò Kobe này có giá lên tới 850 ngàn đồng, nghĩa là gấp khoảng 40 lần so với một bát phở bò thường.
Nghe đâu, ở xứ sở Mặt Trời Mọc (Nhật Bản), loại bò này được nuôi dưỡng theo một quy trình đặc biệt. Nào là chúng được ăn toàn những thứ bổ dưỡng và “sạch sẽ, an toàn tuyệt đối” như lúa non, cỏ tươi, đồ uống là nước được chiết xuất rất tinh khiết, thậm chí cả bia tươi.
Bò được... mát-xa hàng ngày, thậm chí được cho nghe nhạc giao hưởng của Mozart, Beethoven... để thư giãn. Và thịt của con bò “đặc biệt” ấy khiến nhiều người quyết tâm thưởng thức, ít ra cũng là để “ăn một lần cho biết”.
Và tôi cũng thử đặt câu hỏi với loại dừa “đắt xắt ra miếng” kia xem vì sao chúng lại được chào bán với cái giá “trên trời” như thế. Để có câu trả lời, tôi đã tìm đến xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh - nơi được xem là “thủ phủ” của giống dừa đặc biệt này.
Ông Chủ tịch xã bấm số gọi điện thoại cho cả Chủ nhiệm lẫn Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã dừa nhưng các ông đều đi vắng. May mắn là tình cờ tôi lại gặp được ông Lê Văn Bé. Ông Bé là Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Trà Vinh, cũng là người có nhiều năm gắn bó và trăn trở với cây dừa sáp Hòa Tân.
Qua trao đổi với ông Bé, tôi đã tự tìm ra cho mình câu trả lời về lý do khiến trái dừa sáp ở đây được tôn xưng là “vua dừa” bởi cả ba tiêu chí độc-lạ-đắt, nó đều đứng ngôi đầu bảng.
Đắt nhất thì như đã trình bày ở trên: Một trái dừa loại bình thường chỉ có giá 10-12 ngàn đồng là “căng”, vậy nhưng dừa sáp thì phải 200-250 ngàn đồng/trái mà nhiều khi có tiền cũng không còn dừa sáp để mua.
Độc nhất. Bởi khắp cõi Việt Nam này chỉ độc xứ Cầu Kè, mà chủ yếu là ở xã Hòa Tân, mới có thứ dừa độc đáo này. Theo các tài liệu nghiên cứu thì trên thế giới cũng chỉ có thêm “vỏn vẹn” một quốc gia nữa có giống dừa này, đó là Philippine.
Dừa thì ở nhiều nơi có, ở Bến Tre có những cánh rừng dừa hàng vạn cây nhưng đáng tiếc lại không nơi nào xuất hiện loại dừa này. Cũng không ít lần người ta mang giống cây dừa sáp đi địa phương khác trồng nhưng oái ăm là khi kết trái, cây lại cho ra... trái dừa thường. Càng khó hiểu hơn khi đất ở đây cũng là đất phù sa châu thổ, khí hậu cũng hai mùa nắng - mưa như bao vùng đất khác.
Điều lạ nhất và cũng là điểm dị biệt nhất của trái dừa sáp Cầu Kè chính là ở chỗ dừa có phần cùi rất dày. Cụ thể, ngoài lớp cơm dừa giống như dừa bình thường, giống dừa đặc biệt này còn có một lớp “sáp” chính là lớp cơm dừa dày ra “hút” lấy nước dừa tạo thành sáp xôm xốp, deo dẻo.
Có những quả dừa sáp khi bổ ra, lớp cơm trắng ngần chiếm hết lõi quả dừa, chỉ còn sót lại một ít nước sền sệt trong vắt béo ngậy và thơm đặc trưng. Đây cũng chính là phần ngon nhất, là nguyên nhân làm nên sự “trân quý” của giống dừa này.
Chính lớp cơm dày bên trong trái dừa đã làm nên tên gọi: Dừa sáp. Các tên gọi dừa đặc ruột, dừa kem cũng từ đặc điểm này mà ra. Còn người Philippine thì gọi là “Makapuno”. “Maka” có nghĩa là “hầu như” và “puno” có nghĩa là “đầy”, do đó “Makapuno” có nghĩa là “hầu như đầy”, cũng để chỉ hiện tượng hầu như không có nước của loại dừa này.
Sự dị thường không chỉ dừng lại ở đó bởi nếu chỉ nhìn bề ngoài thì cho đến nay người ta vẫn không có cách nào phân biệt được cây dừa sáp với cây dừa thường. Lá, thân, tàu lá, màu sắc, kích thước quả của hai loại là hoàn toàn giống nhau.
“Cách duy nhất để phân biệt quả dừa sáp và quả dừa thường là lắc quả khi dừa chín. Nhưng cũng chỉ có thể dùng cách này để áp dụng với trái dừa đã lớn hơn 10 tháng tuổi, còn trước đó thì có lắc cũng “bó tay”. Theo kinh nghiệm thì trái dừa sáp khi lắc sẽ nghe tiếng đục và nặng, trong khi ở quả bình thường khi lắc nghe âm thanh róc rách và trong của nước”, ông Sáu Tính, một nông dân trồng dừa sáp ở ấp Chông Nô 1, xã Hòa Tân cho biết.
Trên cây dừa sáp chỉ có những trái không có sáp mới có khả năng tạo phôi, tạo mộng, mọc mầm để làm cây giống, còn những trái có sáp thì không thể để nhân giống. Hơn nữa do thụ phấn chéo cho nên thế hệ cây con rất khó xác định về tình trạng và chất lượng trái.
“Một buồng dừa sáp 10 trái cũng chỉ có tối đa 4 trái tạo sáp, còn lại là không. Cây dừa sáp cũng chỉ cho quả sáp khi được thụ phấn của chính dừa sáp. Khó như vậy nên không ít lần nông dân ở đây dở khóc dở cười vì bị khách hàng mua giống dừa đến phàn nàn đòi trả lại tiền”, ông Sáu kể.
Ở trên đời cơ hồ cái gì càng hiếm thì càng quý mà càng quý thì càng đắt nên cũng dễ hiểu vì sao dừa sáp lại có giá thành trên thị trường cao như vậy.
Có lúc cho không ai lấy
Bây giờ ở Hòa Tân gia đình nào có độ 50 chục gốc dừa sáp là đã có thể làm giàu. Trung bình dừa sáp sinh trưởng đến năm thứ 7 sẽ cho trái ổn định, với giá hiện tại cho thu nhập khoảng 2,5-3 triệu đồng/cây/năm. Thêm nữa, kể từ khi lên “ngôi vương”, giá của dừa sáp cũng chỉ có tăng chứ chưa hề có giảm.
Có người còn ước tính, hai trái dừa ngang nửa tạ thóc. Trị giá như vậy nên từng có thời gian các nhà vườn phải đau đầu đối phó khi dân “hai ngón” chuyển sang hành nghề trộm dừa sáp. “Nhưng để có được vị trí như ngày hôm nay, ít người biết rằng đã có thời trái dừa sáp chỉ là thứ đồ ăn chơi, rẻ như bèo cho không ai lấy”, ông Bé cho hay.
Trong trí nhớ của các lão niên ở Hòa Tân thì trái dừa sáp cũng chỉ có mặt ở đất Cầu Kè chừng 50-60 năm trở lại đây. Tương truyền vào năm 1942, sư cả chùa Botum Sacao (còn gọi là chùa Chợ ở thị trấn Cầu Kè) sang thăm Battambang (Campuchia). Tại đây, ông đã được thưởng thức thứ nước giải khát lạ lùng, ngon lạ thường này. Thế nên vị sư mua một cặp cây giống đem về trồng rồi nhân giống ra khắp vùng.
“Hai cây dừa sáp tổ đó đều đã bị nhà chùa đốn rồi nên không còn đến bây giờ”, ông chủ tịch hội làm vườn tiếc rẻ khi kể về nguồn gốc cây dừa sáp.
Điều lạ lùng là cho đến bây giờ ở Battambang lại không có loại dừa này. Thế nên theo nhiều người thì hai cây giống đó chỉ là “cái phôi” ban đầu còn chính điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết ở xứ Cầu Kè đã tạo ra giống dừa đặc hữu.
Nhưng tựa như một nàng công chúa ngủ trong rừng, suốt từ đó cho đến gần những năm 2000, dừa sáp vẫn chỉ là một thứ quả bình thường. Thậm chí người dân địa phương, nhất là người làm nghề sấy cơm dừa “coi dừa sáp rẻ rúng như... đồ ăn hại”.
Bởi, người ta chẳng thể đem phơi hay sấy khô cơm dừa sáp như các loại dừa bình thường khác. Các thương lái thì phải cực nhọc lựa từng trái, vứt những trái dừa sáp ra ngoài nếu không muốn mất tiền công cốc. Phải mất mấy chục năm cơ hàn, dừa sáp mới trở thành thứ đặc sản quý hiếm như hiện nay.
“Ngày đó, nhà nào có nhiều dừa sáp thì coi như thất bại. Người ta còn đi đốn bỏ ấy chứ”, ông Sáu Tính nhớ lại.
Chị Châu Thị Mai, chủ một điểm bán dừa sáp ở chợ thị trấn Cầu Kè chia sẻ rằng, muốn thưởng thức hết cái ngon, sự tinh túy của dừa sáp cũng phải biết cách. Trước hết, người ta bổ đôi trái dừa, cho thứ nước dừa đặc quánh còn sót lại vào máy xay sinh tố, rồi lấy muỗm nạo cơm dừa cho vào cùng với ít đường, sữa đặc, nước đá bào.
Giữa ngày hè oi ả nóng bức mà được uống một ngụm dừa sáp thì sẽ cảm thấy đầu óc sảng khoái, tỉnh táo lạ thường. Cũng có người cho thêm vào đó chút cà phê hay ca cao nhưng theo những cái lưỡi tinh tế thì làm như thế sẽ mất đi vị béo ngậy lẫn hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được của dừa sáp.
Ông Lê Văn Bé cho biết, hiện nay toàn huyện Cầu Kè có 23.600 cây dừa sáp. Trong đó, số lượng cây cho trái ổn định từ 7 năm trở lên là 7.200 cây. Dừa sáp tập trung chủ yếu ở xã Hòa Tân chiếm khoảng trên 50% mà nhiều nhất là ở ba ấp Chông Nô I, II, III. Ngoài ra còn có ở thị trấn Cầu Kè, xã Hòa Ân và xã Châu Điền.
Trong thời gian qua, chính quyền các cấp ở huyện Cầu Kè và tỉnh Trà Vinh cũng đã có nhiều chương trình, dự án để quy hoạch Cầu Kè thành vùng trọng điểm dừa sáp. Mới đây dừa sáp cũng được công nhận là một trong 50 trái cây đặc sản nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Thế nhưng con đường cho sự phát triển bền vững của trái dừa sáp còn đòi hỏi sự quyết tâm nhiều hơn nữa của các cấp và người dân địa phương.
Hoàng Giang
Quý vị có nhu cầu mua dừa sáp giá rẻ, xin liên hệ với chúng tôi để đươc thưởng thức món ăn trứ danh này, chúng tôi bán dừa sáp giá rẻ trên toàn quốc, giá ưu đãi đặc biệt tai dừa sáp giá rẻ tphcm và dừa sáp giá rẻ Hà Nội
LIÊN HỆ MUA DỪA SÁP CHÚNG TÔI:
Liên hệ với chúng tôi để tận hưởng dịch vụ từ Đại lý Dừa Sáp Miền Tây mang lại!
------------------------------------------------------------------------------------------
HotLine : 093.819.2595
HotLine : 093.819.2595
Email : duasapsaigon@gmail.com
Không có nhận xét nào